Bảo hiểm Tài sản doanh nghiệp là loại hình bảo hiểm đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi cung cấp những điều cần biết về các loại hình bảo hiểm doanh nghiệp và các rủi ro được bảo hiểm.
Các loại hình Bảo hiểm Tài sản doanh nghiệp
Có 2 cách để phân loại bảo hiểm tài sản doanh nghiệp. Thứ nhất, theo luật định có 2 loại hình là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Thứ hai, theo đối tượng bảo hiểm có 3 loại hình là bảo hiểm tài sản hữu hình, bảo hiểm tài sản vô hình và bảo hiểm con người.
1. Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện
Bảo hiểm bắt buộc hiện nay là bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Nhà nước đối với một số ngành nghề được quy định. Các rủi ro được bảo hiểm là cháy và nổ. Thời hạn bảo hiểm được tính theo từng năm. Phí bảo hiểm được xác định bằng công thức: Số tiền bảo hiểm Khách hàng yêu cầu x Tỷ lệ phí quy định trong thông tư 220/2010 của Bộ Tài Chính.
Bảo hiểm tự nguyện là các bảo hiểm doanh nghiệp lựa chọn theo nhu cầu của mình. Các sản phẩm bảo hiểm này rất đa dạng về quyền lợi và phạm vi bảo hiểm. Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn những rủi ro mà mình thấy cần thiết và tự quyết định thời hạn bảo hiểm (ví dụ: trong thời gian xây dựng, lắp đặt máy móc, vận chuyển hàng hóa hay có thể chọn bảo hiểm cả năm). Phí bảo hiểm được xác định tùy thuộc vào các rủi ro mà doanh nghiệp yêu cầu, thời hạn bảo hiểm và quy trình thẩm định thực tế (áp dụng cho số tiền bảo hiểm lớn).
2. Bảo hiểm đối tượng được Doanh nghiệp yêu cầu
Loại hình bảo hiểm doanh nghiệp này có phạm vi rất rộng, thương bao gồm: tài sản hữu hình như văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, máy móc, hàng hóa, tiền,…, tài sản vô hình như trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm nghề nghiệp,… và con người (vốn được mọi doanh nghiệp xem là tài sản quý giá nhất). Đa số các sản phẩm trong loại hình này là bảo hiểm tài sản doanh nghiệp tự nguyện.
Các loại rủi ro được bảo hiểm trong Bảo hiểm Doanh nghiệp
Câu hỏi quan trọng nhất đối với Doanh nghiệp khi mua bảo hiểm tài sản chính là “Doanh nghiệp sẽ được bảo hiểm những rủi ro nào?”. Các công ty bảo hiểm thường phân chia các sản phẩm bảo hiểm thành 2 loại dựa trên các rủi ro: Bảo hiểm các rủi ro được liệt kê và Bảo hiểm mọi rủi ro.
1. Bảo hiểm các rủi ro được liệt kê
Doanh nghiệp sẽ được bảo hiểm cho các rủi ro được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm. Điều này có nghĩa là các rủi ro không được liệt kê sẽ không được bảo hiểm. Loại bảo hiểm này sẽ giúp cho Doanh nghiệp có thể tự quyết định những rủi ro mà Doanh nghiệp thấy là cần thiết. Phí bảo hiểm sẽ được tính toán dựa trên các rủi ro này.
Các rủi ro thường được đề cập nhất là: cháy, nổ, máy bay hoặc các phương tiện bay hoặc các vật thể rơi, gây rối, đình công, công nhân bế xưởng, hành động ác ý, động đất, núi lửa, giông, bão, lụt, tràn nước từ bể chứa hoặc ống dẫn nước, rò rỉ nước từ hệ thống chữa cháy, va chạm bởi xe cơ giới hoặc động vật.
2. Bảo hiểm mọi rủi ro
Doanh nghiệp sẽ được bảo hiểm cho mọi rủi ro không bị loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Nghĩa là trong hợp đồng bảo hiểm sẽ có một bảng liệt kê những rủi ro bị loại trừ, ngoài những rủi ro này Doanh nghiệp sẽ được bảo hiểm toàn bộ. Loại bảo hiểm này có phạm vi rộng nhất và do đó mà phí bảo hiểm thường cao hơn Bảo hiểm các rủi ro được liệt kê.
Vui lòng xem danh sách các rủi ro bị loại trừ tại [download-attachment id=”436″ title=”Quy tắc Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản Liberty PropertyCare – Tiếng Việt”]
Kết luận về Bảo hiểm Tài sản doanh nghiệp
Trong bài viết này chúng tôi đã cung cấp một số thông tin chung về lợi ích, phạm vi và các rủi ro được quan tâm nhất trong Bảo hiểm Doanh nghiệp. QUý Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ tốt nhất! Xin cảm ơn!
Xem thêm bảo hiểm tài sản doanh nghiệp:
Vui lòng dẫn nguồn baohiemtaisanliberty.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn.